Hình ảnh những bữa ăn gia đình gắn liền với không gian bếp. Thế nên, thiết kế nội thất nhà bếp là thiết kế “trái tim” của ngôi nhà.
Nội dung bài viết
1. Tầm quan trọng của nội thất nhà bếp trong thời đại mới
Trong quan niệm xưa, gian bếp thường được xem là khu vực phụ và nội thất nhà bếp thường mang một dáng vẻ đơn sơ. Chỉ mới trong những năm gần đây, căn bếp mới được nhìn nhận đúng về giá trị của nó. Giá trị của căn bếp đến từ các hoạt động kết nối giữa các thành viên trong gia đình. Cha mẹ cùng con nấu nướng là cách dạy cho con cái về giá trị của những bữa ăn. Hay khoảng thời gian nấu ăn cùng nhau của các cặp đôi là lúc tình cảm được hâm nóng, sự gắn kết được hình thành.
Một thiết kế nhà bếp đẹp và hiện đại cũng khiến những người nội trợ muốn xắn tay vào bếp. Từ đây những món ngon đầy dinh dưỡng và tình yêu được ra đời. Và một bữa ăn ngon cùng những người thân yêu sẽ là một giải pháp chữa lành hiệu quả sau ngày dài làm việc mệt mỏi. Thiết kế nội thất nhà bếp còn là căn phòng “giải trí” của người yêu bếp. Căn bếp với họ là nơi để thoả thích trải nghiệm hoạt động nấu nướng, một các tự chữa lành vô cùng hiệu quả. Hãy để khung cảnh có ý nghĩa này không còn chỉ là một “xó bếp”. Không gian bếp nên là nơi chứa hình ảnh đẹp về tình yêu, tình thương của người nội trợ đặt vào trong món ăn.
2. Những nguyên tắc thiết kế bếp quan trọng bạn cần biết
Mỗi người sẽ ưu thích một phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Nhưng dù là phong cách nào thì cũng có những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ trong thiết kế nội thất nhà bếp.
Việc áp dụng các nguyên tắc vào thiết kế giúp thuận tiện cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nghệ thuật trong kiến trúc như phong thuỷ không phải tự nhiên mà có. Bởi nó là những bài học kinh nghiệm được đúc kết thông qua lịch sử kiến trúc từ xa xưa. Và dưới đây là các nguyên tắc giúp bạn có một thiết kế nội thất đẹp, hiện đại và tối ưu.
2.1 Nhiều nguồn sáng và thông gió cho gian bếp
Căn bếp thường dễ lưu lại các loại mùi hương. Mùi hương nồng nàn, bám lâu trong bếp sẽ dễ gây khó chịu, bí bách. Thế nên căn bếp thường được thiết kế mở để lưu thông ánh sáng và gió. Nội thất phòng bếp nên có nhiều nguồn ánh sáng để hỗ trợ cho quá trình nấu ăn. Ánh sáng mặt trời từ khung cửa sổ hay các loại ánh sáng nhân tạo trong nhà.
Bạn nên lắp đặt một hệ thống đèn dưới tủ nhà bếp treo giúp chiếu sáng cho khu vực nấu ăn. Người nội trợ sẽ dễ thao tác nấu ăn và ít gặp các sự cố nguy hiểm như cắt vào tay, làm rơi đồ,… Cửa sổ giải quyết một phần mùi hương nhưng không quá hiệu quả. Nếu đủ kinh phí, bạn nên có một hệ thống hút mùi đặt cùng với tủ nhà bếp để đưa các mùi hương khó chịu ra ngoài ngôi nhà.
2.2 Nội thất bếp hiện đại
Các vật dụng công nghệ được sinh ra để giải phóng sức lao động của con người. Lắp đặt thêm một số đồ gia dụng như máy rửa chén, máy lọc nước sẽ giúp việc nội trợ trở nên nhẹ nhàng hơn. Một số đồ gia dụng được nhập khẩu từ nước ngoài nên sẽ có yêu cầu về nguồn điện khác nhau. Bạn cần lưu ý vấn đề này để tránh lắp đặt rồi nhưng không thể dùng do quá tải điện hay không đủ công sức điện năng.
Thông thường khi thiết kế nội thất nhà bếp hiện đại cũng sẽ chừa khoảng trống để chứa các đồ gia dụng này. Bạn nên nắm các thông số cụ thể để có thể chọn vật gia dụng có kích thước phù hợp.
2.3 Khu vực thao tác trong nội thất nhà bếp
Trong bếp thường chia thành các khu vực sau: Khu để thực phẩm, khu dụng cụ, khu rửa, khu chế biến, khu nấu. Và mỗi nhà thiết kế sẽ có những quan điểm khác nhau trong thiết kế nội thất nhà bếp tại các khu vực này. Thông thường khu vực trên sẽ được thiết kế đối chiếu theo nguyên tắc tam giác vàng. Khu thực phẩm – rửa – nấu tạo thành một hình tam giác giúp các hoạt động bếp núc thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể thiết kế một khu vực đảo bếp riêng để dễ chế biến đồ ăn. Các không gian nội thất nhà bếp hiện đại thường có đảo bếp và đôi khi nó cũng được tận dụng để trở thành bàn ăn. Khu rửa cũng nhận được rất nhiều các ý kiến trái chiều. Nào là bồn rửa đơn hay đôi, vòi rửa nên lắp thế nào,… Mỗi loại sẽ mang ưu nhược điểm khác nhau nên tốt nhất bạn nên đến cửa hàng để trực tiếp lựa chọn.
Thường các cửa hàng sẽ có khu trưng bày các món đồ nội thất thường dùng và mô hình mô phỏng không gian bếp. Hoặc bạn có thể nhờ họ tư vấn trực tiếp để có thể ra quyết định mua sắm đúng đắn hơn.
2.4 Các kiểu bố cục nội thất bếp thường gặp
Diện tích gian bếp sẽ ảnh hưởng nhiều tới bố trí nội thất bếp. Lựa chọn một kiểu bếp phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng tối đa không gian lại không có cảm giác chật hẹp. Dưới đây là 4 kiểu thường gặp nhất: Bếp chữ L: Kiểu bếp tận dụng góc vuông của ngôi nhà và dễ để vận dụng nguyên tắc tam giác nhất. Mặt khác, bếp dạng này dễ tạo ra cảm giác chật hẹp hơn chật hẹp. Tuy nhiên đây cũng là dáng bếp truyền thống được nhiều gia đình yêu thích. Bếp chữ I: Kiểu thiết kế tinh gọn cho nội thất nhà bếp có diện tích khiêm tốn. Bếp dạng này có không gian lưu giữ đồ ít và khó tận dụng nguyên tắc tam giác vàng. Nếu không có quá nhiều kinh phí thì đây là dáng bếp thích hợp với ví tiền của bạn. Bếp chữ U: Thuận tiện cho hoạt động nấu nướng nhiều người cùng một lúc. Tuy nhiên sẽ cần diện tích khá lớn thì mới có thể sử dụng kiểu bố trí này. Mặt khác thì không gian lưu trữ của loại bếp này rất lớn, thường xuyên được hội yêu bếp lựa chọn. Bếp có đảo: Tạo ra khu vực thao tác nấu nướng thuận tiện nhất. Song song với đó, bố trí này sẽ phù hợp với không gian bếp mở, diện tích tương đối lớn. Một vài gia đình sẽ tận dụng luôn đảo bếp làm bàn ăn.
Nếu bạn vẫn chưa biết làm sao để có thiết kế nhà bếp đẹp và hiện đại thì hãy liên hệ với các đơn vị thiết kế uy tín. Lựa chọn dịch vụ thiết kế và thi công nội thất trọn gói sẽ giúp bạn có những phương án thiết kế tối ưu nhất.
3. Đơn vị thi công nội thất nhà bếp trọn gói tại TP.HCM
Vaidecor là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công nhà bếp trọn gói tại TP.HCM. Những dự định ấp ủ của bạn sẽ được chúng tôi đưa lên bản vẽ và biến nó thành sự thật. Chúng tôi sẽ cùng bạn tạo một mẫu thiết kế nội thất nhà bếp riêng biệt nhất. Vì mỗi chi tiết trong bản vẽ đều được may đo để phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.