Giấy phép xây dựng là gì? Cải tạo nhà cần xin phép không?

giay phep xay dung cai tao sua chua nha o
5/5 - (1 bình chọn)

Giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa là một trong những thủ tục pháp lý thiết yếu mà bất kỳ ai muốn “đụng chạm” đến ngôi nhà của mình. Đặc biệt là những quy định của pháp luật về xây dựng luôn được cập nhật, việc hiểu đúng và đủ sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không cần thiết. Chúng ta sẽ tìm hiểu về giấy phép xây dựng, giải đáp thắc mắc: Cải tạo nhà cần xin phép không? và quy trình chi tiết.

1. Tổng quan về giấy phép xây dựng

Trước khi bắt tay vào một “dự án” dù lớn hay nhỏ, chúng ta cần giấy phép từ chính quyền. Giống như việc có bằng lái xe để tham gia giao thông, giấy phép xây dưng là tấm vé thông hành không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng.

1.1. Khái niệm giấy phép xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý quan trọng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho chủ đầu tư. Nó cho phép bạn được quyền khởi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình một cách hợp pháp.

Đây không đơn thuần là một tờ giấy, mà là sự khẳng định rằng dự án của bạn đã được kiểm tra kỹ lưỡng và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện an toàn cần thiết.

1.2. Tầm quan trọng của giấy phép xây dựng

Việc có giấy phép xây dựng mang lại những lợi ích thiết thực và quan trọng:

  • Đảm bảo tính hợp pháp: Có giấy phép là bạn đang thực hiện công trình một cách hợp pháp, tránh được mọi rủi ro về pháp lý, từ việc bị đình chỉ thi công cho đến bị xử phạt hành chính nặng nề.
  • Bảo vệ quyền lợi: Khi có tranh chấp, giấy phép xây dựng là bằng chứng pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu.
  • Kiểm soát chất lượng và an toàn: Việc cấp phép đòi hỏi bản vẽ thiết kế phải được thẩm định, đảm bảo công trình xây dựng đúng tiêu chuẩn, an toàn cho người sử dụng và cộng đồng.
  • Quản lý quy hoạch: Các cơ quan quản lý sử dụng giấy phép để đảm bảo các công trình phù hợp với quy hoạch chung, tránh tình trạng xây dựng tràn lan và duy trì mỹ quan đô thị.

1.3. Các loại giấy phép xây dựng phổ biến

Chúng ta thường bắt gặp các loại giấy phép sau:

  • Giấy phép xây dựng mới: Áp dụng cho việc xây dựng công trình hoàn toàn mới từ đầu, từ nhà ở đến các công trình công cộng.
  • Giấy phép cải tạo, sửa chữa: Dành cho việc thay đổi kết cấu, kiến trúc hoặc công năng của công trình hiện hữu. Đây là loại giấy phép mà chúng ta sẽ đi sâu hơn.
  • Giấy phép di rời công trình: Khi bạn muốn di chuyển một công trình từ vị trí này sang vị trí khác.
  • Giấy phép xây dựng tạm: Áp dụng cho các công trình phục vụ thi công hoặc công trình có thời hạn sử dụng nhất định theo quy hoạch.
Giay phep xay dung duoc cap boi co quan co tham quyen
Giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền

2. Cải tạo nhà có cần xin giấy phép không?

Với những phân tích về những trường hợp buộc phải xin phép và được miễn giấy phép, chúng tôi tin rằng quá trình cải tạo nhà của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Câu hỏi “Cải tạo nhà có cần xin giấy phép không?” chính là nỗi băn khoăn lớn nhất của mọi gia đình khi muốn sửa sang lại tổ ấm.

2.1. Những trường hợp bắt buộc xin giấy phép khi cải tạo nhà

Theo Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP, bạn chắc chắn phải xin giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa khi việc cải tạo thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Thay đổi kết cấu chịu lực: Ví dụ, bạn muốn đập tường chịu lực, cơi nới thêm tầng, mở rộng diện tích sàn mà có tác động đến cột, dầm, móng. Việc thay đổi kết cấu chịu lực không chỉ ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn mà còn có thể gây nguy hiểm cho cả khu vực xung quanh.
  • Thay đổi công năng sử dụng chính: Chẳng hạn, từ nhà ở chuyển thành văn phòng, cửa hàng kinh doanh, hoặc ngược lại, nếu sự thay đổi này làm ảnh hưởng đến quy hoạch hoặc hạ tầng kỹ thuật chung.
  • Thay đổi kiến trúc mặt ngoài ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị: Ví dụ, bạn muốn thay đổi toàn bộ mặt tiền, chiều cao, hoặc các chi tiết kiến trúc lớn khiến ngôi nhà khác biệt hoàn toàn so với xung quanh.
  • Nâng tầng, mở rộng diện tích xây dựng: Bất kỳ sự gia tăng về số tầng hoặc diện tích sàn sử dụng đều cần có giấy phép.

Ngay cả khi chỉ sửa chữa nhỏ, nếu ngôi nhà nằm trong khu vực có yêu cầu quản lý kiến trúc đặc biệt (như khu phố cổ, khu di sản), bạn vẫn có thể phải thông báo hoặc xin ý kiến từ cơ quan quản lý.

Nếu việc cải tạo nhà của bạn thuộc trường hợp bắt buộc xin giấy phép, chúng tôi tin rằng những chia sẻ trong bài viết tổng hợp các mẫu đơn xin cải tạo nhà ở sẽ giúp ích cho bạn!

2.2. Những trường hợp được miễn giấy phép khi cải tạo nhà

Tin vui là không phải cứ sửa nhà là phải chạy đôn chạy đáo xin phép. Có những trường hợp bạn được miễn giấy phép xây dựng khi cải tạo, sửa chữa theo quy định hiện hành:

  • Cải tạo, sửa chữa không ảnh hưởng đến kết cấu: Việc sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, không làm thay đổi môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
  • Các hạng mục sửa chữa nội thất thông thường: Đây là những hạng mục sửa chữa nội thất thông thường như sơn sửa, lát gạch, thay thế cửa, thay thế các thiết bị trong nhà vệ sinh hay bếp.
  • Cải tạo bên trong không thay đổi công năng: Đây là những công việc diễn ra bên trong ngôi nhà không làm thay đổi công năng sử dụng.
  • Cải tạo, sửa chữa mặt ngoài không tiếp giáp với đường: Việc cải tạo không ảnh hưởng đến mỹ quan chung và công trình không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu quản lý kiến trúc.

Dù được miễn xin giấy phép, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính hoặc cán bộ quản lý đô thị tại địa phương để đảm bảo rằng việc sửa chữa của mình hoàn toàn phù hợp với quy định và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy tìm hiểu ngay mức phạt hành chính khi cải tạo sửa chữa nhà không giấy phép để có cái nhìn rõ ràng hơn.

Cai tao khong can xin giay phep
Cải tạo mặt tiền không ảnh hưởng mỹ quan chung sẽ được miễn xin giấy phép

3. Quy trình xin giấy phép xây dựng cải tạo, sữa chữa chi tiết

Việc cải tạo nhà có thể phức tạp, nhưng với quy trình xin giấy phép được chuẩn bị kỹ lưỡng bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định tốc độ và sự thành công của việc xin phép. Hồ sơ đầy đủ và chuẩn xác sẽ giúp bạn tránh được việc phải đi lại nhiều lần. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo: Theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng. Đây là văn bản pháp lý ban đầu thể hiện mục đích của bạn.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng: Đây là phần chuyên môn, yêu cầu độ chính xác cao như bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt hay hiện trạng công trình (đối với cải tạo).
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn cho các công trình khác: Nếu công trình của bạn nằm sát các công trình khác.
  • Giấy phép kinh doanh của đơn vị thi công: Nếu bạn thuê đơn vị thi công.

Hãy chuẩn bị dư ra một vài bản sao có công chứng, có thể bạn sẽ cần đến chúng.

3.2. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi có trong tay bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bước tiếp theo là nộp đến đúng cơ quan quản lý.

Lựa chọn hình thức nộp hồ sơ phù hợp: 

  • Nộp trực tiếp: Bạn mang hồ sơ đến bộ phận “Một cửa” của Ủy ban nhân dân cấp Xã, hoặc Sở xây dựng nếu công trình phức tạp.
  • Nộp online: Hiện nay, cổng dịch vụ công quốc gia đã triển khai dịch vụ nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

3.3. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định một cách kỹ lưỡng.

  • Về thời gian xử lý hồ sơ: Theo quy định, thời gian cấp giấy phép xây dựng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong vòng 7 ngày làm việc, cơ quan cấp phép sẽ phải thông báo bằng văn bản nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu. Đối với công trình lớn, thời gian có thể kéo dài hơn một chút.
  • Về lệ phí xin cấp phép: Mức phí này thường không quá cao, dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng tùy địa phương và loại công trình.

Bạn có thể tra cứu thông tin chi tiết trên website của Sở Xây dựng hoặc UBND tỉnh/thành phố nơi bạn sinh sống.

3.4. Nhận kết quả và bắt đầu thi công

Khi hồ sơ đã được duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo đến nhận kết quả.

  • Nhận giấy phép: Mang theo giấy hẹn và chứng minh thư để nhận giấy phép tại nơi bạn đã nộp hồ sơ.
  • Thông báo khởi công: Trước khi khởi công xây dựng, bạn phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương.
  • Tuân thủ giấy phép: Trong quá trình thi công, phải đảm bảo tuân thủ đúng nội dung giấy phép đã được cấp (về vị trí, cốt nền, diện tích, chiều cao, số tầng, kết cấu, v.v.).

Xem thêm: Những chi phí khi cải tạo nhà

Sau khi nhan duoc giay phep ban co the bat dau thao do thi cong cai tao
Sau khi nhận được giấy phép bạn có thể bắt đầu tháo dỡ, thi công cải tạo

4. Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi xin giấy phép

Trong hành trình xin giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo bạn có thể gặp một số vướng mắc khiến cho quá trình không được trọn vẹn. Cùng tìm hiểu những vấn đề thường gặp và cách xử lý để có cho mình thêm kinh nghiệm nhé.

4.1. Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc sai sót

Nhiều người vì chưa nắm rõ hết các quy định, thường chuẩn bị hồ sơ bị thiếu giấy tờ, hoặc các loại giấy tờ có thông tin không chính xác, không đúng mẫu. Điều này dẫn đến việc hồ sơ bị trả lại, tốn kém thời gian và công sức đi lại.

  • Thiếu giấy tờ: Quên bản sao sổ đỏ, thiếu ảnh chụp hiện trạng, hay không có bản cam kết an toàn cho công trình liền kề là những lỗi thường gặp.
  • Thông tin sai lệch: Tên chủ sở hữu không khớp với giấy tờ đất, diện tích ghi trong đơn không đúng với bản vẽ, hoặc thậm chí là lỗi chính tả nhỏ cũng có thể khiến hồ sơ bị “treo”.
  • Bản vẽ không đạt chuẩn: Bản vẽ không có đầy đủ các mặt cắt, mặt đứng, thiếu chữ ký của đơn vị thiết kế có tư cách pháp nhân, hoặc không thể hiện rõ các thông số kỹ thuật cần thiết.

Cách xử lý:

  • Hãy kiểm tra kỹ lưỡng danh mục hồ sơ: Trước khi nộp, bạn nên đối chiếu kỹ với danh mục hồ sơ được công bố tại bộ phân Một của của UBND Xã (hoặc Sở xây dựng) hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp: Đối với bản vẽ, đừng tiếc tiền thuê các kiến trúc sư, công ty thiết kế có kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề.
  • Tham khảo ý kiến cán bộ hoặc người có chuyên môn, kinh nghiệm: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về giấy tờ, đừng ngần ngại hỏi trực tiếp cán bộ tại Bộ phận Một cửa trước khi nộp.

4.2. Thời gian xét duyệt kéo dài

Theo quy định, thời gian cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trường hợp thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn, gây ảnh hưởng đến kế hoạch thi công của chủ nhà. Điều này có thể do:

  • Hồ sơ cần bổ sung chỉnh sửa
  • Lượng hồ sơ cần xét duyệt quá nhiều
  • Phát sinh vấn đề pháp lý như tranh chấp đất đai

Cách xử lý: 

  • Chuẩn bị hồ sở thật ‘đủ’ và ‘đúng’: Đây là chìa khóa để mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Hồ sơ đầy đủ, chính xác sẽ không bị yêu cầu bổ sung, giúp quy trình trôi chảy hơn.
  • Chủ động theo dõi tiến độ: Bạn có quyền hỏi về tình trạng hồ sơ của mình. Hãy ghi lại thông tin cán bộ thụ lý và số điện thoại liên hệ (nếu có), hoặc theo dõi trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
  • Kiên nhẫn và hợp tác: Trong trường hợp có yêu cầu bổ sung, hãy cố gắng hoàn thành nhanh chóng và chính xác. Sự hợp tác của bạn sẽ giúp quá trình diễn ra nhanh hơn.

4.3. Vướng mắc quy hoạch & pháp lý

Đây là những vấn đề phức tạp hơn, thường nằm ngoài khả năng tự giải quyết của bạn và cần sự can thiệp của luật sư hoặc cơ quan có chuyên môn. Các vướng mắc này có thể khiến dự án của bạn bị đình trệ hoặc thậm chí không thể triển khai.

  • Tranh chấp đất đai, ranh giới: Xảy ra mâu thuẫn với hàng xóm về ranh giới đất, hoặc quyền sở hữu đất đai chưa rõ ràng.
  • Vấn đề về quyền sở hữu: Giấy tờ nhà đất không đầy đủ, đứng tên nhiều người mà chưa có sự đồng thuận, hoặc đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
  • Sai phạm cũ của công trình: Có thể công trình đã từng xây dựng sai phép trước đó mà chưa được xử lý dứt điểm.

Cách xử lý:

  • Tra cứu quy hoạch rõ ràng trước khi cải tạo: Luôn luôn tìm hiểu thông tin quy hoạch tại địa phương (Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường) trước khi mua đất hoặc lên kế hoạch xây, sửa.
  • Giải quyết tranh chấp triệt để: Nếu có tranh chấp, hãy cố gắng hòa giải với các bên liên quan.
  • Tham vấn luật sư về pháp lý: Với các vấn đề pháp lý phức tạp, đây là giải pháp tối ưu nhất. Các luật sư có kinh nghiệm sẽ giúp bạn phân tích tình hình, đưa ra lời khuyên pháp lý chính xác và đại diện làm việc với cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ hoàn công khi cải tạo nhà

Tim hieu va xac dinh ro nhung khu vuc trong dien quy hoach de tranh rui ro
Tìm hiểu và xác định rõ những khu vực trong diện quy hoạch để tránh rủi ro

5. Kết luận

Một căn nhà hoàn hảo không chỉ có thẩm mỹ đẹp, công năng đầy đủ hay vững chãi về mặt vật lý mà còn là vững vàng về mặt pháp lý, mang lại sự an tâm cho gia chủ. Chúng tôi hi vọng những thông tin về giấy phép xây dựng, trường hợp nào cần xin giấy phép và quy trình xin giấy phép cũng như những vấn đề thường gặp và giải pháp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cải tạo nhà của mình.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN





    0909323437
    Zalo Icon
    Zalo Vaidecor
    Messenger Icon
    Chat Messenger