Trước khi thực hiện sửa chữa nhà ở thì việc đầu tiên mà gia chủ cần làm là tìm hiểu về quy trình nộp đơn xin cải tạo nhà ở và nhận được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Việc này không chỉ giúp quá trình cải tạo diễn ra suôn sẻ mà còn giải quyết các vướng mắc trong tu sửa nhà khi còn có thể.
1. Đơn xin cải tạo nhà ở là cái gì?
Căn cứ theo bộ Luật xây dựng năm 2014, khi những hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu muốn tu sửa, cải tạo hay nâng cấp nhà thì bắt buộc phải làm các thủ tục xin phép. Để nhằm thông báo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ngoài ra, cũng tùy vào trường hợp sửa chữa mà có những lúc gia chủ không cần phải xin giấy phép và có thể thực hiện cải tạo luôn như:
- Tu sửa và lắp đặt thiết bị mà không làm ảnh hưởng kết cấu chịu lực bên trong, công năng sử dụng, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo được sự an toàn của công trình.
- Cải tạo nhằm làm thay đổi kiến trúc mặt tiền nhà mà không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Nhìn chung mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa nhà sẽ giống nhau về mặt hình thức và thông tin cần được cung cấp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Còn bộ hồ sơ xin phép sẽ bao gồm những giấy tờ khác nhau tuỳ vào thuộc vào loại công trình, mục đích sử dụng (như các dạng nhà ở cho thuê thì khi cải tạo sẽ cần thêm hợp đồng cải tạo sửa chữa nhà).
2. Khi nào cần làm đơn xin cải tạo nhà ở ?
Quá trình tân trang và sửa chữa nhà sẽ được quy định trong một thời gian nhất định để đảm bảo không ảnh hưởng đến điều kiện sống của cư dân xung quanh. Cũng như để cơ quan địa phương có thể kiểm soát tiến độ và thời gian hoàn thiện công trình.
Do đó mà để tránh mất thời gian chờ đợi, Vaidecor khuyến khích bạn liên hệ và làm việc với các tổ chức, đơn vị nhà thầu trước khi bắt tay vào quá trình xin cấp phép cải tạo nhà. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể hợp tác với những đơn vị thiết kế – thi công có hỗ trợ quá trình pháp lý (đặc biệt là với dạng hợp đồng sửa chữa cải tạo nhà ở sử dụng cho thuê) để mọi thứ diễn ra nhanh chóng hơn.
3. Phân loại những loại hình công trình
Quy mô công trình sẽ ảnh hưởng đến mẫu tờ đơn xin phép sửa chữa cải tạo nhà ở. Phân loại công trình thường khá phức tạp do được phân loại dựa theo 3 tiêu chí sau:
- Loại công trình
- Tiêu chí phân cấp
- Cấp công trình
Nội thất Vaidecor khuyến khích bạn tìm hiểu thêm về dạng công trình nhà mình thuộc loại công trình nào dựa trên phần Phụ lục thuộc Thông tư số 06/2021/TT-BXD. Dưới đây là một vài phân loại thường gặp mà bạn có thể tham khảo:

Ngoài ra thì vẫn còn bảng phụ lục 1 chứa các phân loại nhà khác, nếu nhà ở của bạn là dạng nhà cho thuê thì bạn cũng cần tra cứu để nắm chắc thông tin loại công trình trước khi nộp hồ sơ hay làm hợp đồng sửa chữa cải tạo nhà ở.
4. Các mẫu đơn xin cải tạo nhà ở
4.1 Đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ
Căn cứ theo thông tin từ Cổng dịch vụ công quốc gia, dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD:


Lưu ý: Mẫu đơn này chỉ sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/ sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình
Tải mẫu đơn xin cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ tại đây
4.2 Mẫu đơn xin phép đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II
Căn cứ theo thông tin từ Cổng dịch vụ công quốc gia, dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo Mẫu số 1 Phụ lục số II Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ:


Lưu ý: Mẫu đơn chỉ sử dụng cho công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án
Có thể bạn quan tâm: 8 Kinh Nghiệm Cải Tạo Căn Hộ Chung Cư Bạn Nên Biết
4.3 Mẫu đơn xin phép đối với công trình xây dựng sửa chữa, cải tạo đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ
Căn cứ theo thông tin từ Cổng dịch vụ công quốc gia, dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo mẫu số 1 tại Phụ lục số II Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ:


Lưu ý: Mẫu đơn chỉ sử dụng cho công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng, tôn giáo/Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm cải tạo biệt thự cũ thành mới bạn nên biết
5. Hướng dẫn cách chuẩn bị hồ sơ xin cải tạo nhà ở
5.1 Nơi thụ lý và tiếp nhận đơn xin cải tạo nhà ở
Dẫn theo thông tin từ Cổng dịch vụ hành chính quốc gia, hiện nay tuỳ vào loại hình công trình cũng như quy mô xây dựng, cải tạo và sửa chữa mà đơn xin phép cần được phê duyệt bởi những cơ quan ban ngành có thẩm quyền nào.
Đối với loại hình công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thuộc địa bàn quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của cấp trung ương, cấp tỉnh và loại hình công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng như đã nêu ở trên. Thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là UBND cấp Huyện, không phải UBND phường.

Đối với trường hợp công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II thì cơ quan thực hiện phê duyệt sẽ bao gồm:
- Sở Xây dựng
- Ban Quản lý Khu công nghệ cao
- Ban Quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất
- Ban quản lý khu kinh tế
5.2 Bộ hồ sơ hoàn chỉnh kèm theo
Để được cấp phép xây dựng, sửa chữa thì bạn cần đảm bảo nộp đầy đủ các loại giấy tờ này bên cạnh việc chuẩn bị đơn xin cải tạo nhà ở đối với dạng công trình nhà riêng lẻ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu quy định trong Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
- Những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ

Ngoài ra, nếu nhà ở của bạn thuộc diện thuê lại thì cần sử dụng hợp đồng cải tạo nhà ở thì cần bổ sung một số các giấy tờ khác liên quan đến vấn đề này. Trong trường hợp, công trình của bạn thuộc loại hình công trình khác đã nêu trên, chúng tôi khuyến khích bạn truy cập vào trang web Cổng dịch vụ công quốc gia để tìm hiểu chi tiết hơn.
Có thể bạn quan tâm: 5 ý tưởng cải tạo nhà 2 tầng cũ đẹp như mới bạn nên biết
6. Quy trình nộp đơn xin phép cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo
6.1 Phương thức gửi bộ hồ sơ xin phép
Trong quá trình hiện đại hoá và hỗ trợ cho những công dân Việt Nam trong việc xử lý và hoàn tất các thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả hơn thì đã có đến 3 cách để gửi hồ sơ khác nhau:
- Trực tiếp
- Trực tuyến
- Dịch vụ bưu chính
Thời gian giải quyết sẽ phụ thuộc vào loại công trình nhưng nhìn chung đều sẽ được giải quyết đơn xin cải tạo nhà ở trong vòng 15 – 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
6.2 Quy trình giải quyết hồ sơ xin phép
Để đảm bảo tiến độ thời gian của công dân cần được sửa chữa nhà thì một quy trình giải quyết hồ sơ sẽ gồm 4 bước chủ yếu như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đầy đủ lên cơ quan có thẩm quyền
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và giải quyết yêu cầu
- Bước 4: Trả kết quả

7. Kết luận
Nhìn chung, quy trình gửi đơn xin cải tạo nhà ở sẽ không quá khó khăn và thường diễn ra trong một thời gian theo quy định hiện hành. Và nếu bạn đang có nhu cầu cần được cải tạo nhà ở dạng thuê lại thì sẽ cần bổ sung thêm một số các hợp đồng cải tạo nhà ở để quá trình này diễn ra được thuận lợi nhất. Vaidecor hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích trước khi nộp đơn xin phép cải tạo nhà ở!