Bạn đang ấp ủ dự định cải tạo lại ngôi nhà của mình, một điều chắc chắn bạn phải quan tâm là chi phí cải tạo nhà bao gồm những gì? Đây là một câu hỏi lớn cần lời giải đáp chi tiết, bài viết này sẽ đi sâu vào từng khía cạnh của chi phí cải tạo nhà 2025, tầm quan trọng của việc dự trù chính xác và các kinh nghiệm tiết kiệm ngân sách hiệu quả. Giúp bạn biến ngôi nhà cũ thành không gian mơ ước mà không lo vượt chi.
1. Tầm quan trọng của việc dự trù chi phí cải tạo nhà
Chi phí cải tạo nhà là một khoản đầu tư đáng kể của mỗi gia đình trong việc cải tạo không gian sống. Việc dự trù chi phí một cách chi tiết và chính xác ngay từ đầu là hết sức quan trọng.
Trong thực tế, nhiều gia chủ thường chỉ ước lượng chung chung rồi bắt tay vào làm, dẫn đến việc không đảm bảo chi phí trong quá trình cải tạo. Một bản dự trù chi phí chi tiết sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
- Tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến: Chi phí phát sinh là nguyên nhân chính khiến nhiều dự án cải tạo nhà bị đội vốn. Một dự toán kỹ lưỡng giúp bạn lường trước các khoản mục, từ đó có kế hoạch tài chính phù hợp.
- Kiểm soát ngân sách hiệu quả: Bạn sẽ dự toán rõ ràng mỗi đồng tiền được phân bổ vào đâu, từ vật liệu xây dựng đến chi phí nhân công, giúp quản lý tài chính một cách chủ động và minh bạch.
- Đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công: Khi ngân sách được đảm bảo thì công trình hoàn thành đúng kế hoạch và đạt chuẩn so với mong muốn của bạn.
- Giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính: Việc kiểm soát tài chính từ đầu giúp bạn tránh được những gánh nặng không đáng có, bảo vệ sự ổn định tài chính của gia đình.
Để dự trù chi phí một cách chuẩn xác, bạn cần tìm hiểu rõ các hạng mục khi cải tạo nhà. Từ đó lập bảng dự toán chi phí một cách chi tiết theo từng hạng mục, tránh những rủi ro về ngân sách khi cải tạo.

2. Các hạng mục chi phí cải tạo nhà cần nắm rõ
Việc cải tạo nhà không chỉ là cuộc hành trình biến đổi không gian sống mà còn là hành trình quản lý ngân sách một cách thông minh. Hiểu rõ từng hạng mục chi phí sẽ giúp bạn chuẩn bị tài chính phù hợp và tránh những bất ngờ không mong muốn.
2.1. Chi phí thiết kế kiến trúc, nội thất
Giai đoạn thiết kế chính là “bộ não” của toàn bộ dự án. Đây không chỉ là khoản đầu tư ban đầu mà còn là yếu tố quyết định thành công của công trình, bao gồm:
- Phí thiết kế kiến trúc: Tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết, đảm bảo tính khả thi và an toàn
- Thiết kế nội thất: Phối cảnh 3D trực quan giúp hình dung rõ ràng ngôi nhà tương lai của bạn
- Tư vấn chuyên môn: Lời khuyên về phong cách, vật liệu và tối ưu không gian sống
Bản vẽ thiết kế chi tiết giúp hạn chế những thay đổi phát sinh trong quá trình thi công, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí vật tư. Mức phí này có thể dao động tùy vào độ phức tạp, sự chuyên nghiệp của đơn vị thiết kế và diện tích công trình.
2.2. Chi phí xin giấy phép cải tạo/xây dựng
Nhiều chủ nhà thường bỏ qua hoặc xem nhẹ khâu này, việc xin giấy phép khi cải tạo nhà có ảnh hưởng đến kết cấu là điều bắt buộc.
- Lệ phí hành chính: Theo quy định nhà nước về giấy phép xây dựng/cải tạo
- Phí thẩm định hồ sơ: Từ 2-5 triệu đồng tùy quy mô công trình
- Dịch vụ tư vấn thủ tục: Giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn
Quy định pháp luật về xây dựng thường xuyên được cập nhật, vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin từ sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị.
2.3. Chi phí tháo dỡ công trình cũ
Trước khi xây mới, việc chuẩn bị mặt bằng là bước không thể thiếu. Hạng mục này bao gồm:
- Chi phí tháo dỡ: Dỡ bỏ các hạng mục cũ như tường ngăn, sàn nhà, trần nhà
- Vận chuyển phế thải: Đưa rác thải ra khỏi công trường
- Dọn dẹp mặt bằng: Tạo không gian sạch sẽ cho giai đoạn thi công mới
Chi phí cải tạo nhà cũng có thể được tiết kiệm nếu tận dụng tốt các vật liệu cũ. Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng tháo dỡ và độ khó của việc vận chuyển, đặc biệt ở những khu vực đô thị đông đúc.
2.4. Chi phí thi công & giám sát
Đây là khoản chi cho nhân công thực hiện các công việc thi công cải tạo và đơn vị giám sát. Bạn cũng có thể tự giám sát quá trình thi công nhưng việc này sẽ đòi hỏi kinh nghiệm và khả năng quản lý tốt.
Bạn cũng có thể thuê nhà thầu cải tạo trọn gói, mặc dù chi phí có thể cao hơn tự thuê từng hạng mục thi công nhưng sẽ đảm bảo công trình đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế sai sót và các chi phí phát sinh không đáng có.
Các hạng mục thi công bao gồm:
- Xây trát, ốp lát.
- Sơn bả, hoàn thiện bề mặt.
- Lắp đặt hệ thống điện nước, chiếu sáng.
- Thi công trần thạch cao, vách ngăn.
- Lắp đặt cửa, lan can, cầu thang.

2.5. Chi phí vật liệu xây dựng
Đây là hạng mục chiếm tỉ trong lớn trong chi phí cải tạo nhà. Vật liệu xây dựng được chia thành nhiều loại bao gồm:
Vật liệu thô: Gạch, cát, đá, xi măng, sắt thép – những thành phần cốt lõi tạo nên bộ khung vững chắc
Vật liệu hoàn thiện:
- Sơn nước
- Gạch ốp lát
- Thiết bị vệ sinh hiện đại
- Hệ thống điện và chiếu sáng
- Cửa các loại từ chính đến phụ
Vật liệu trang trí: Đèn chiếu sáng, phụ kiện trang trí, cây xanh…
Giá vật liệu biến động theo thị trường và chất lượng sản phẩm bạn chọn.
2.6. Chi phí nội thất và trang trí
Việc trang bị các đồ nội thất và trang trí sẽ giúp bạn hoàn thiện không gian sống, biến ngôi nhà trở nên tiện nghi và mang đậm dấu ấn cá nhân.
- Đồ nội thất rời: Sofa, bàn ăn, giường ngủ, tủ quần áo
- Hệ thống chiếu sáng trang trí: Đèn chùm, đèn tường, đèn downlight
- Vật dụng trang trí: Tranh ảnh, bình hoa, cây cảnh
- Rèm cửa và phụ kiện: Tạo điểm nhấn và che chắn
Nếu bạn đang có ý định cải tạo lại ngôi nhà của mình và đang tìm một đơn vị cải tạo có kinh nghiệm. Chúng tôi tin rằng với dịch vụ cải tạo nhà trọn gói uy tín & chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hiện thực hóa ước mơ “lột xác” cho căn nhà cũ của mình!

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cải tạo nhà của bạn
Khi bạn đứng trước quyết định cải tạo ngôi nhà, việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính thông minh và tránh những bất ngờ không mong muốn.
3.1. Hiện trạng và quy mô cải tạo
Hiện trạng của ngôi nhà chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất, một căn nhà với các hiện trạng như nứt tường, nền sụt lún thì mức độ cải tạo càng lớn cũng như kéo theo chi phí cải tạo càng cao.
- Cải tạo toàn bộ như thay đổi kết cấu, chức năng, thậm chí nâng tầng
- Cải tạo từng phần chỉ sửa chữa phòng khách, nhà bếp nhỏ, phòng tắm
3.2. Loại hình nhà cần cải tạo
Mỗi loại hình nhà sẽ có những đặc điểm riêng về kết cấu, diện tích và quy định xây dựng. Từ đó, ảnh hưởng đến chi phí cải tạo nhà.
- Cải tạo nhà cấp 4: Thường thấp hơn do kết cấu đơn giản, dễ thi công. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biến đổi hoàn toàn thành không gian hiện đại, việc gia cố móng, nâng mái tạo gác lửng sẽ làm tăng ngân sách đáng kể.
- Cải tạo nhà chung cư: Thường sẽ tập trung vào cải tạo nội thất, hệ thống điện nước và tường ngăn do giới hạn về việc thay đổi kết cấu chịu lực và có xu hướng ổn định hơn các loại hình nhà khác.
- Cải tạo nhà phố: Thường phức tạp nhất do liên quan đến mặt tiền, hệ thống móng cột, và có thể ảnh hưởng đến các nhà lân cận. Chi phí cải tạo nhà phố tại các thành phố lớn luôn cao hơn đáng kể.
- Cải tạo biệt thự: Là loại hình có chi phí cải tạo lớn nhất, yêu cầu kiến trúc cao cấp và thường đi kèm các hạng mục cảnh quan như sân vườn, hồ bơi.
3.3. Chi phí nhân công và đội ngũ thi công
Đây là khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí cải tạo nhà. Bạn có thể lựa chọn giữa việc thuê nhà thầu cải tạo nhà trọn gói với đội ngũ thi công chuyên nghiệp, hoặc tự thuê nhân công riêng lẻ theo từng hạng mục nhưng đòi hỏi bạn có khả năng quản lý tốt.
Đơn giá nhân công có thể tính theo ngày công, khối lượng công việc hoặc theo hợp đồng cụ thể.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Những lỗi thường gặp khi cải tạo nhà và phương án khắc phục
3.4. Vật liệu và trang thiết bị sử dụng
Từ vật liệu thô như xi măng, cát, đá, gạch đến vật liệu hoàn thiện như sơn, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh – mỗi lựa chọn đều tác động trực tiếp đến cả chất lượng lẫn thẩm mỹ và chi phí cải tạo nhà của bạn.
Các phân khúc lựa chọn:
- Phân khúc cơ bản: Tiết kiệm chi phí nhưng cần cân nhắc kỹ về độ bền
- Phân khúc trung cấp: Phương án cân bằng giữa chất lượng và giá cả
- Phân khúc cao cấp: Đầu tư dài hạn cho các khu vực quan trọng

4. Những kinh nghiệm giúp bạn tiết kiệm chi phí khi cải tạo nhà
Cải tạo nhà là hành trình biến ước mơ thành hiện thực, nhưng việc kiểm soát chi phí luôn là thách thức lớn nhất. Với những kinh nghiệm dưới đây, chúng tôi hi vọng bạn có thể tối ưu hóa ngân sách mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
4.1. Lập kế hoạch chi tiết và luôn bám sát dự toán chi phí
Thành công của mọi dự án cải tạo bắt đầu từ một bản dự toán chi tiết và thực tế. Đây chính là nền tảng giúp bạn kiểm soát mọi khoản chi tiêu. Quy trình lập dự toán hiệu quả:
- Liệt kê toàn bộ hạng mục từ lớn đến nhỏ
- Phân tách rõ ràng chi phí vật tư và nhân công
- Dự phòng 15-20% cho các chi phí phát sinh
- Thiết lập giới hạn chi tiêu cho từng hạng mục
Việc bám sát ngân sách không chỉ giúp tránh chi tiêu vượt mức mà còn tạo ra sự minh bạch trong suốt quá trình thi công.
4.2. Lựa chọn vật liệu cải tạo phù hợp với túi tiền
Lựa chọn vật liệu phù hợp là cân bằng tinh tế giữa chất lượng, thẩm mỹ và giá cả. Mỗi quyết định đều có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong tổng chi phí.
Chiến lược tối ưu chi phí vật liệu:
- Phân bổ ngân sách hợp lý: đầu tư nhiều hơn cho những vị trí quan trọng
- Tận dụng chương trình khuyến mãi và mua sỉ khi khối lượng lớn
- Nghiên cứu vật liệu thông minh giúp tiết kiệm dài hạn
4.3. Tận dung và tái sử dụng đồ nội thất, vật liệu cũ
Cải tạo nhà không luôn đồng nghĩa với việc thay thế hoàn toàn. Đôi khi, việc tái sử dụng và tân trang những vật dụng cũ lại mang đến kết quả bất ngờ về chi phí.
Mẹo tái sử dụng hiệu quả:
- Tân trang đồ nội thất cũ: sơn lại, thay bọc, dán decal
- Kiểm tra và tái sử dụng những vật liệu còn tốt
- Tham gia cộng đồng trao đổi đồ cũ để tìm món đồ phù hợp
- Sáng tạo trong việc biến hóa công năng của đồ vật
4.4. Lựa chọn nhà thầu uy tín
Việc chọn nhà thầu chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn giúp tối ưu chi phí cải tạo nhà một cách hiệu quả nhất.
Một số tiêu chí đánh giá nhà thầu:
- Kiểm tra hồ sơ năng lực và các dự án đã thực hiện
- Tham khảo đánh giá từ khách hàng cũ
- So sánh báo giá chi tiết từ nhiều nhà thầu
- Đảm bảo hợp đồng ghi rõ mọi điều khoản quan trọng
Với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của mình, Vaidecor luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong quá trình cải tạo lại căn nhà của mình.

4.5. Tự thực hiện một số công việc đơn giản
Bạn có thể tiết kiệm được chi phí nhân công bằng cách tự làm những việc không đòi hỏi chuyên môn cao. Và chỉ thực hiện những công việc bạn chắc chắn có thể làm tốt để tránh phát sinh chi phí sửa chữa do làm sai.
Ví dụ: Sơn tường, dọn dẹp vệ sinh, tháo dỡ các vật dụng cũ, lắp đặt một số phụ kiện đơn giản.
4.6. Tìm hiểu thời điểm cải tạo hợp lý
Thời điểm cải tạo cũng ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí. Việc lựa chọn thời điểm phù hợp có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể.
Những kinh nghiệm khi chọn thời điểm cải tạo:
- Tránh mùa cao điểm (mùa khô, gần Tết)
- Theo dõi biến động giá cả vật liệu
- Tận dụng thời điểm khuyến mãi từ nhà cung cấp
- Lên kế hoạch dài hạn để có thời gian chuẩn bị
Chúng tôi tin rằng với những kinh nghiệm này, hành trình cải tạo nhà của bạn sẽ trở nên thuận lợi và tiết kiệm hơn. Mỗi quyết định thông minh đều góp phần tạo nên ngôi nhà mơ ước với chi phí hợp lý nhất.
5. Kết luận
Cải tạo nhà là một quá trình quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng về mặt tài chính. Chúng tôi hi vọng các hạng mục chi phí cải tạo nhà, các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí cải tạo và những kinh nghiệm tiết kiệm chi phí sẽ giúp bạn biến không gian sống trở nên hoàn hảo mà không phải đối mặt với áp lực tài chính không mong muốn.