Việc trang trí trần nhà sẽ giúp cho không gian nhà bạn trở nên ấn tượng và sống động hơn. Thiết kế trần nhà cần phải đảm bảo sự an toàn và tính thẩm mỹ cho không gian sống của bạn. Vaidecor sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu vật liệu ốp trần nhà phổ biến nhất trong thị trường nội thất hiện nay.
1. Điểm danh 10 vật liệu ốp trần nhà được ưa chuộng nhất
1.1 Vật liệu ốp thạch cao
Đầu tiên là trần thạch cao được xem là loại “vật liệu ốp trần nhà quốc dân”, đã xuất hiện từ lâu, l được từ các tấm thạch cao được cố định vững chắc. Vậy lý do vì sao mà loại trần này lại được nhiều gia chủ ưa thích đến như vậy, cùng Vaidecor tìm hiểu kĩ hơn loại vật liệu làm trần nhà đẹp và sang này nhé!

Ưu điểm:
- Dễ dàng thi công lắp đặt mà không ảnh hưởng tới kết cấu trần nguyên thủy
- Đặc tính hữu cơ mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng trong thời gian dài
- Thạch cao có nhiều tính năng ưu việt như: Chống nước, chịu ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt….. vì thế nó là vật liệu làm trần nhà số 1 trong các công trình lớn yêu cầu cao như khách sạn, quán Karaoke, trung tâm thương mại,…
- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, có độ cứng tương đối tốt, dễ dàng trang trí cho mọi không gian nội thất.

Nhược điểm của vật liệu đóng trần nhà thạch cao:
- Khi sử dụng thạch cao nổi không thể treo các vật trang trí nặng, dễ gây sụt, bể trần.
- Khó sửa chữa nếu có hư hỏng một số tấm ghép trần, nếu trần bị ố màu hay hư hại thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa.
1.2 Tấm ốp than tre tráng gương ốp trần
Tiếp đến là vật liệu ốp trần nhà than tre được sử dụng để decor trong rất nhiều hạng mục. Với mã vân tráng gương của nó, khi được áp dụng lên trần lại mang đến vẻ đẹp đầy mê hoặc và hiện đại. Thế nên, tấm ốp than tre tráng gương được rất nhiều gia chủ lựa chọn bởi tính đa năng của nó.

Ưu điểm:
- Kích thước bề mặt lớn nên lắp đặt sẽ có tính thẩm mỹ cao
- Đa dạng các loại bề mặt, khách hàng dễ lựa chọn
- Bề mặt chân thật hơn so với các tấm khác
- Sản phẩm chất lượng cao, không chứa formaldehyde
- Là vật liệu làm trần nhà dễ uốn và gấp cạnh
Nhược điểm:
- Nếu bị va đập mạnh, bề mặt sẽ dễ bị trầy xước
- Nguồn cung từ bên ngoài nên dễ khan hiếm và mất nhiều thời gian để vận chuyển
- Dễ mất thẩm mỹ khi nối 2 tấm lại với nhau, cần phải dùng nẹp.
1.3 Sử dụng gương làm trần nhà
Chắc hẳn, ai cũng biết đến công năng sử dụng của gương. Vật liệu ốp trần nhà bằng gương giúp phản chiếu ánh sáng, mở rộng không gian, góp phần làm cho không gian sống của bạn trở nên hiện đại và bắt mắt hơn.

Ưu điểm:
- An toàn, nhẹ, không độc.
- Tạo ra ảo ảnh về việc mở rộng không gian sống.
- Có khả năng chống ẩm, ánh sáng mặt trời và nhiệt độ. Bởi vì điều này, nó có thể được sử dụng trong hồ bơi, phòng tắm, một số cơ sở hộ gia đình.
- Có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn sửa chữa mà không có tiếng ồn, bụi và trong một khoảng thời gian ngắn.
- Có độ bền khá cao
Nhược điểm:
- Là vật liệu đóng trần nhà có giá thành tương đối cao
1.4 Vật liệu ốp trần lam sóng
Điểm khác biệt của tấm lam acoustic so với những vật liệu khác chính là bề mặt là các đường vân sóng cao thấp xen kẽ, điều này giúp cho không gian trở nên sang trọng và thu hút hơn. Khi sử dụng vật liệu ốp trần nhà này với đèn LED sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên cuốn hút và thời thượng hơn rất nhiều.

Ưu điểm:
- Sản phẩm hoàn toàn không thấm nước, chống ẩm mốc 100%
- Sản phẩm khó bị trầy xước khi va chạm
- Giá cả rẻ hơn so với các vật liệu làm trần nhà khác
Nhược điểm:
- Mẫu mã, họa tiết không được sắc nét bằng vật liệu tự nhiên
- Tấm ốp lam sóng dễ bị biến dạng khi tiếp xúc trong môi trường hóa chất.
Thông tin thêm: Lam sóng không chỉ có thể ốp trần mà bạn có thể sử dụng vật liệu này để ốp các khu vực khác nhau trong nhà, đặc biệt là khu vực phòng ngủ. Bạn có thể tham khảo thêm các loại vật liệu ốp tường phòng ngủ tại đây để biết thêm nhiều thông tin hơn.
1.5 Ốp trần nhà bằng tôn
Thành phần chính để sản xuất ra những tấm tôn gồm thép, silicone, kẽm và nhôm. Nói cách khác, tôn là vật liệu ốp trần nhà bằng kim loại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Một số loại tôn trên thị trường hiện nay có thể kể đến như tôn lạnh, tôn mạ kẽm, tôn giả ngói, đặc biệt là tôn chống nóng.

Hiện nay vẫn còn một số định kiến cho rằng ốp trần bằng tôn khiến nhiệt độ trong nhà nóng hơn bình thường, bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, vật liệu này vẫn còn nhiều ưu điểm hấp dẫn bạn có thể cân nhắc.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ, dễ tiếp cận
- Trọng lượng tôn nhẹ, dễ dàng trong thi công
- Khả năng chống chịu tốt, đặc biệt là vào mùa mưa
- Có khả năng chống cháy
- Đa dạng mẫu mã tân tiến khắc phục được nhược điểm về nhiệt độ
Nhược điểm:
- Hạn chế về tính thẩm mỹ
- Khả năng cách âm không tốt
- Rủi ro bị rỉ sét nếu không được bảo quản tốt
- Là vật liệu đóng trần nhà dễ bị biến dạng khi chịu lực tác động mạnh
- Loại tôn thông thường chưa cải tiến được khả năng chống nhiệt
Xem thêm: Top 10 vật liệu ốp tường tốt nhất trên thị trường hiện nay
1.6 Vật liệu ốp trần nhà bằng gỗ
Gỗ luôn là biểu tượng cho sự sang trọng và truyền thống, thường được sử dụng trong các công trình được đầu tư nhiều. Do sự khan hiếm về nguồn cung của gỗ tự nhiên, thị trường nội thất dần ưa chuộng vật liệu ốp trần nhà bằng gỗ công nghiệp hơn.

Ưu điểm:
- Vẻ đẹp đẳng cấp, sang trọng cho không gian nhà ở, cơ sở kinh doanh
- Thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ
- Là vật liệu làm trần nhà cách âm, cách nhiệt ổn định
- Có thể tạo hình, chạm khắc theo ý muốn của chủ nhà
Dù sở hữu nhiều điểm cộng lớn,, vật liệu này vẫn có một số điểm chưa hoàn thiện sau:
- Giá thành cao hơn các vật liệu khác
- Dễ bị mối mọt, ẩm mốc
- Khả năng cháy lan nhanh, nguy hiểm khi có hỏa hoạn
- Trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật và quá trình thi công tốn nhiều thời gian
1.7 Vật liệu ốp trần nhựa
Một cái tên khác cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực thi công nội thất nhiều năm qua – vật liệu ốp trần nhà bằng nhựa. Bạn có nhiều sự lựa chọn cho vật liệu này, chẳng hạn như tấm ốp nano, tấm pvc mã vân đá với nhiều sắc độ khác nhau,…

Ưu điểm:
- Giá thành dễ tiếp cận với điều kiện của nhiều gia đình
- Mẫu mã khá đang dạng
- Độ bền trung bình – tốt
- Là vật liệu làm trần nhà thi công lắp đặt
- Chống nước
Nhược điểm:
- Không chịu được va đập mạnh
- Gây ô nhiễm môi trường (nhựa thông thường)
- Phát sinh ra các tạp chất không an toàn cho sức khỏe trong thời gian sử dụng
- Trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật và quá trình thi công tốn nhiều thời gian
- Độ chân thực của bề mặt không cao
- Khả năng cách âm kém
- Dễ bắt lửa
1.8 Vật liệu ốp trần nhôm
Vật liệu ốp trần nhà nhôm được xem như là một làn gió mới trong thị trường nội thất. Trần nhôm đơn giản được hiểu là loại trần có bề mặt được sơn tĩnh điện cao cấp được đục lỗ hoặc có gờ và được gọi với tên khác nhau như trần kim loại. Trần nhôm có cấu tạo từ 100% hợp kim nhôm cao cấp, là một loại vật liệu đóng trần nhà hiện đại có thể thay thế cho các hệ trần truyền thống.

Ưu điểm:
- Độ bền cao, dễ dàng sửa chữa và thay mới
- Khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu nắng nóng và mưa gió tốt, khả năng chống ồn tốt
- Trọng lượng nhẹ nên không gây sức nặng cho trần nhà
- Khả năng phản xạ lại ánh sáng nhằm mang đến sự sáng sủa cho cả ngôi nhà
- Vệ sinh, lau chùi dễ dàng và đơn giản
- Là vật liệu làm trần nhà giá thành rẻ
Nhược điểm:
- Trần nhôm khá hạn chế về mẫu mã, kiểu dáng.
- Dễ xảy ra vấn đề an toàn về điện, hệ thống máy móc, điều hòa, quạt trần, đèn chiếu sáng….
1.9 Vật liệu ốp trần từ tre nứa
Đây là xu hướng mới nổi trong ngành thiết kế nội thất hiện nay. Vật liệu ốp trần nhà bằng tre nứa mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, rất thích hợp cho những không gian quán ăn theo phong cách dân gian.

Ưu điểm:
- Thân thiện với môi trường
- Giá thành phù hợp với ngân sách hạn chế
- Giúp tạo nên vẻ đẹp riêng biệt
- Giảm tải trọng cho công trình
- Quá trình thi công đơn giản, tiết kiệm thời gian
Nhược điểm:
- Độ bền không cao, dễ bị mối mọt
- Khả năng chống cháy kém
- Tính ứng dụng không rộng rãi, chỉ phù hợp với một số phong cách thiết kế nhất định
- Có thể bị biến dạng bởi các tác nhân bên ngoài
Trên đây là các loại vật liệu ốp trần nhà phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như cân nhắc vấn đề chi phí, bạn có thể lựa chọn vật liệu thích hợp cho công trình của mình nhé.
2. Một số ý tưởng thiết kế trần nhà phổ biến hiện nay
2.1 Trần nhà bằng vật liệu thiên nhiên
Như đã nhắc đến ở phần trên, các vật liệu từ thiên nhiên đang rất thịnh hành trong lĩnh vực thi công nội thất. Đây là hệ quả hưởng ứng hành vi bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Mỗi loại vật liệu ốp trần nhà đều có ưu nhược điểm riêng, bạn cần cân nhắc điều kiện thực tế trước khi quyết định ứng dụng tre nứa.

2.2 Đánh lừa thị giác với trần tráng gương
Đây có thể xem là kiểu thiết kế đại diện cho phong cách Hiện đại trong ngành nội thất ngày nay. Vật liệu ốp trần nhà bằng gương hoặc tấm than tre tráng gương được sử dụng như cách để tạo điểm nhấn. Đồng thời, bề mặt phản chiếu của chúng cũng mang lại cảm giác không gian được mở rộng và thoáng đãng hơn.

2.3 Trần nhà phào chỉ sang trọng
Với phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ điển hoặc Cổ điển, kiểu trần nhà này không còn xa lạ nữa. Phương pháp đắp nổi trực tiếp lên bề mặt trần sở hữu nét đẹp riêng, hơi hướng lối sống xa hoa của tầng lớp quý tộc, thượng lưu châu Âu những thế kỷ trước.

3. Lưu ý khi lựa chọn và thi công vật liệu ốp trần nhà
3.1 Phong cách thiết kế phù hợp
Bạn cần quyết định phong cách thiết kế chung mà bản thân mong muốn là gì trước khi lựa chọn vật liệu ốp trần nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn giúp vấn đề chi phí rõ ràng hơn, tránh tình trạng phải chỉnh sửa lại vì không phù hợp với tổng thể.

3.2 Tính khả thi
Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, bạn cũng cần cân nhắc tính khả thi trước khi thực hiện thi công vật liệu ốp trần nhà. Một vài kiểu thiết kế, vật liệu rất đẹp mắt và tiện lợi, tuy nhiên lại không ăn ý khi kết hợp với các chi tiết khác trong nhà. Chính vì vậy, gia chủ cần tính toán tỉ mỉ vấn đề này.
3.3 Độ bền và an toàn trong quá trình sử dụng
Một số vật liệu làm trần nhà tiềm ẩn rủi ro mối mọt hoặc phát sinh bột mịn gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người. Đây là lý do vì sao bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng nên sử dụng loại vật liệu nào. Tấm ốp than tre là ứng cử viên rất đáng để tham khảo, vừa đa dạng mẫu mã vừa có độ lành tính cao.

3.4 Cách bố trí ánh sáng
Song song với quá trình thi công, gia chủ cũng cần bàn bạc với kiến trúc sư về cách bố trí hệ thống chiếu sáng. Điều này giúp hạn chế tốn thêm chi phí lắp đặt bổ sung đèn hoặc cải tạo lại trần vì không đáp ứng điều kiện sinh hoạt của gia đình.
Nếu bạn còn phân vân điều gì về các loại vật liệu ốp trần nhà thì hãy liên hệ ngay với Vaidecor nhé, chúng tôi có đội ngũ kiến trúc sư và đội ngũ tư vấn sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7. Mọi thắc mắc của bạn đều được chúng tôi giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.