Những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ luôn là món hành trang quý giá giúp chủ đầu tư tránh được những rủi ro không mong muốn. Hiểu được điều đó, Vaidecor sẽ mang đến những thông tin xoay quanh chủ đề này cùng với đó nhiều hình ảnh thực tế để gia chủ có góc nhìn rõ ràng hơn. Xây dựng lại không gian sống hiện tại là một quá trình cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy đọc thật kỹ những thông tin dưới đây nhé.
1. Hãy chuẩn bị ngân sách dự trù cho việc cải tạo nâng cấp nhà cũ
Ngân sách dành cho việc cải tạo lại nhà cũ luôn là yếu tố hàng đầu mà nhiều gia chủ đặt lên hàng đầu. Bạn nên có sự tư vấn từ các đơn vị cải tạo uy tín sẽ có nhiều lợi ích đáng kể hơn. Những chuyên gia có kinh nghiệm sẽ biết cách lập phương án cải tạo nhà dựa trên kinh phí mà bạn yêu cầu. Đảm bảo được quy trình cải tạo đúng tiến độ mà còn giúp bạn kiểm soát được chi phí phát sinh.
Dựa trên những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ mà tôi đúc kết được, đây là một số khoản mà bạn cần quan tâm khi dự toán chi phí:
- Chi phí cho việc thiết kế và lập kế hoạch: bao gồm chi phí dành cho kiến trúc sư để lập bản vẽ và lên kế hoạch cải tạo theo yêu cầu của bạn. Một số đơn vị như Vaidecor sẽ miễn phí khảo sát và lên kế hoạch giúp bạn, từ đó tiết kiệm chi phí xây dựng cải tạo đáng kể.
- Chi phí giấy phép xây dựng, cải tạo: Một số hạng mục cải tạo cần được cấp phép trước khi triển khai. Việc dự trù trước việc này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện cải tạo hơn.
- Chi phí vật liệu xây dựng: Là khoản chi phí sẽ phát sinh thêm khi thực hiện cải tạo lại nhà cũ. Dự trù 10 – 20% bảng báo giá vật liệu dự kiến cho khoản phí này sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai.
- Chi phí nội thất và trang trí: Tận dụng lại nội thất cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản phí này đáng kể. Nếu có kế hoạch trang trí lại không gian nội thất trong nhà, bạn nên dự trù ngân sách trước cho khoản này.
- Chi phí dự phòng: Khoản dự phòng có thể được dùng cho việc xử lý các chi phí phát sinh như: sửa lại kết cấu nhà, gia cố nền móng, hệ thống điện nước, xử lý nứt tường,…. Bạn sẽ thoải mái nhiều hơn khi dự trù từ 10% tổng ngân sách cải tạo cho khoản này.
Dự trên kinh nghiệm cải tạo nhà cũ cho cho nhiều dự án, việc kiểm soát ngân sách để cải tạo nhà cũ luôn là chính xác. Chuẩn bị chu đáo trước mọi thứ sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể, từ đó tiết kiệm nhiều chi phí và không phải lo lắng nữa.

2. Bạn nên hợp tác với đơn vị thi công cải tạo uy tín
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của mình, việc hợp tác với các đơn vị thi công cải tạo chuyên nghiệp sẽ có lợi rất nhiều cho bạn. Họ là những người đã được trang bị kiến thức chuyên môn cùng những kinh nghiệm sửa chữa nhà ở thiết thực, đảm bảo sẽ hỗ trợ bạn từ A-Z. Bạn sẽ được hỗ trợ từng bước quá trình thực hiện phương án cải tạo từ lúc bắt đầu đánh giá chất lượng công trình cho tới khi bàn giao kết quả cuối cùng.
3. Bạn cần kiểm tra hiện trạng kết cấu nhà cũ trước khi cải tạo
Kiểm tra hiện trạng kết cấu nhà sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những phần nào cần cải tạo. Khi đó việc lên kế hoạch thực hiện cụ thể và dự trù kinh phí sửa nhà cần thiết sẽ dễ dàng hơn. Trước khi biết mình nên cải tạo nhà cũ như thế nào, bạn và đội ngũ thi công cần phải tiến hành khảo sát kiểm định xây dựng tổng thể ngôi nhà, đặc biệt là với nhà cũ.
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của mình, có 5 phần chính dưới đây để đánh giá nhà trước khi cải tạo sẽ giúp bạn rất nhiều:
- Lịch sử, đánh giá kết cấu nhà: Kiểm tra bản vẽ thiết kế kiến trúc cũ trước đây đã có thực hiện cải tạo hay sửa chữa kết cấu chưa.
- Kiểm tra độ bền nền móng: Móng là phần chịu tải trọng chính nên phải ưu tiên kiểm tra móng nhà và xử lý ngay nếu có dấu hiệu lún, nứt, hay hư hỏng.
- Cột, dầm, sàn nhà, vách ngăn: Đây là các phần chịu lực chính nhằm duy trì sự ổn định của ngôi nhà, bạn cần kiểm tra thật kỹ nếu có ý định mở rộng diện tích không gian nhà. Nếu xuất hiện tình trạng xuống cấp, nứt vỡ, vật liệu cũ bị ăn mòn, hư hỏng,… bạn nên có phương án xử lý.
- Hệ thống điện nước: Có vẻ không liên quan nhưng bạn nên kiểm tra tình trạng hiện tại của hệ thống điện nước, và các đường ống dẫn khác để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như an toàn hơn trong quá trình cải tạo lại.
- Phần mái nhà: Cũng là một phần của kết cấu chịu lực và bảo vệ ngôi nhà trước yếu tố thời tiết, vì thế bạn cũng không nên bỏ qua phần mái nhà khi thực hiện cải tạo.

4. Nên xác định thứ tự cải tạo sửa chữa nhà cũ
Bạn sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn khi đã xác định rõ thứ tự từ đầu với đơn vị cải tạo nhà cũ. Bởi các phần việc đã được thực hiện theo một quy trình hợp lý. Giúp bạn chế tối đa các vấn đề phát sinh nếu có phần việc bị bỏ sót.
Theo kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án cải tạo nhà cũ, để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí nhất cho bạn, thứ tự cải tạo cần được thực hiện nên là:
- Kiểm tra và đánh giá tình trạng hiện tại của ngôi nhà.
- Sửa chữa hoặc thay thế các phần cấu trúc quan trọng: nền móng, mái nhà, và tường,…
- Sửa chữa hoặc thay thế các hệ thống tiện ích: cải tạo hệ thống điện nước, hệ thống thoát nước, hệ thống mạng…
- Sửa chữa hoặc thay thế các phần nội thất.
- Thực hiện các công việc hoàn thiện cải tạo khác.

5. Hãy lựa chọn phương án cải tạo thích hợp cho nhà mình
Có rất nhiều phương án cải tạo khác nhau và đều phụ thuộc vào yêu cầu của bạn. Giả sử như bạn hoàn toàn có thể cải tạo toàn phần nhà cấp 4 thành biệt thự, tuy nhiên quan trọng là vẫn cần đảm bảo tính khả thi. Vì thế, bạn có thể trao đổi với đơn vị cải tạo về mong muốn của mình, họ sẽ tư vấn kế hoạch nâng cấp nhà ở phù hợp nhất.
Hiện nay có một số phương án cải tạo lại nhà cũ bạn có thể cân nhắc như:
- Cải tạo một phần
- Cải tạo toàn phần
- Cải tạo theo giai đoạn
- Cải tạo bề mặt nhà cũ
- Cải tạo mở rộng không gian nhà
- Cải tạo theo phong cách nội thất

6. Lựa chọn thiết kế phù hợp khi cải tạo nhà cũ
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của mình, ngoài việc tu sửa kết cấu gia chủ nên có kế hoạch cải tạo cụ thể cũng như xác định được phong cách thiết kế cho nhà của mình. Tùy theo nhu cầu của cải tạo mà bạn có thể chọn giữa thay đổi thiết kế mới hoặc giữ nguyên thiết kế cũ.
6.1. Giữ nguyên thiết kế cũ
Nếu mục đích cải tạo lại nhà cũ để ở, phương án giữ nguyên thiết kế cũ sẽ là lựa chọn tối ưu bởi nó tiết kiệm rất nhiều khoản chi phí và thời gian thi công. Nhưng nếu phong cách thiết kế cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Đầu tư xây dựng lại phong cách thiết kế mới có thể mang lại giá trị dài hạn hơn.
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của chúng tôi, để giữ được thiết kế ban đầu bạn nên cân nhắc các điều sau:
- Xác định yếu tố đặc trưng của phong cách thiết kế hiện tại như loại vật liệu chủ đạo, màu sắc, hoa văn, đồ trang trí, phong cách trang trí, ánh sáng,…
- Bạn nên giữ nguyên cửa ra vào, cửa sổ, cột trụ và những khu vực đặc trưng của phong cách.
- Ý tưởng nâng tầng, nâng nền hoặc thay đổi nội thất ban đầu rất hợp để làm mới không gian sống mà vẫn giữ nguyên được phong cách cũ của ngôi nhà.
6.2. Thay đổi phong cách mới
Việc đổi sang một phong cách mới phù hợp sẽ mang lại sự tiện nghi và thẩm mỹ cao hơn cho ngôi nhà của bạn. Giả sử gia đình bạn là một gia đình trẻ thì việc chuyển sang phong cách hiện đại với không gian mở cùng những tiện ích thông minh sẽ rất phù hợp với phong cách sống của bạn.
Hơn nữa, nếu bạn muốn cải tạo nhằm mục đích thương mại thì theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của chúng tôi thì việc thay đổi phong cách mới sẽ rất phù hợp. Những phong cách thiết kế được ưa chuộng trên thị trường như minimalism, scandinavian hay industrial có thể làm tăng giá trị của ngôi nhà sau cải tạo.
Dù là lựa chọn thay đổi bố cục không gian nhà hay giữ nguyên thiết kế, bạn vẫn nên trao đổi cụ thể với đơn vị thi công để có phương án xử lý thích hợp.

7. Nên chú ý các vấn đề về phong thủy khi cải tạo nhà cũ
Khi cải tạo lại nhà cũ, bạn cũng nên chú ý đến các vấn đề về phong thủy nhằm đảm bảo một không gian sống cân bằng và tránh phạm vào những điều không nên. Bạn có thể tìm đến những thầy phong thủy uy tín để xin lời khuyên phù hợp theo phương án cải tạo bạn mong muốn.
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ, một số vấn đề phong thủy bạn cần quan tâm đến:
- Khu vực phòng khách: Bạn không nên đặt cầu thang đối diện với cửa chính, vì quan niệm rằng điều này sẽ khiến tài lộc dễ thất thoát ra bên ngoài. Và bạn cũng nên tránh việc tùy tiện thay đổi hướng cửa chính, bởi đây là khu vực đón khí vào nhà.
- Khu vực phòng bếp: Nên tránh đặt những vật nhọn hướng thẳng vào bếp cũng như không nên đặt bếp đối diện nhà vệ sinh. Bởi bếp tượng trưng cho sức khỏe và tài lộc, trong khi nhà vệ sinh mang ý nghĩa chứa nhiều khí xấu, sẽ tạo nên sự xung khắc cho gia chủ.
- Khu vực phòng ngủ: Tránh chọn phòng ngủ hoặc đặt giường ngủ phía trên bếp hoặc nhà vệ sinh. Bởi theo phong thủy, điều này có thể gây bất ổn về năng lượng từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của thành viên trong gia đình.

8. Bạn nên chủ động xin giấy phép cải tạo nâng cấp nhà ở
Theo quy định của Luật Xây Dựng, bạn cần có đơn xin cải tạo tại địa phương trong trường hợp cải tạo nhà cũ có liên quan đến tải trọng công trình và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc trả kết quả thường hay dao động trong vòng 20 ngày. Vì vậy bạn nên cân nhắc chuẩn bị sớm để thuận tiện cho việc thực hiện những hạng mục tiếp theo.
Thủ tục xin giấy phép cải tạo nhà cũ cơ bản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ: Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin cải tạo và nộp tại UBND cấp huyện nơi cần cải tạo.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ UBND cấp huyện sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của bạn.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Cán bộ sẽ thẩm định thực địa trong thời hạn 07 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu.
- Bước 4: Cấp giấy phép hoặc từ chối: Thời gian duyệt hồ sơ không quá 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng và 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.
9. Nên tận dụng lại đồ nội thất còn dùng được
Nếu những món đồ nội thất của nhà cũ vẫn còn sử dụng tốt, bạn đừng vội bỏ đi mà hãy giữ lại để tận dụng cho nhà mới. Đây có thể xem là một giải pháp cải tạo nhà cũ tiết kiệm chi phí đáng kể, thậm chí còn ở mức rẻ nếu bạn không có nhu cầu sửa chữa liên quan nhiều đến kết cấu.
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của tôi, khi thực hiện phương án cải tạo bạn nên chọn lọc những đồ nội thất sẽ tái sử dụng lại như ghế sofa, kệ tủ, giường,… để có cách ước tính chi phí cải tạo nhà và hướng cải tạo thích hợp nhất.

10. Chỉ sử dụng những vật liệu xây dựng chất lượng tốt
Một ngôi nhà không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn phải đảm bảo sự bền bỉ khi sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy đầu tư cho hạng mục vật liệu thi công là rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo độ bền, tính an toàn, thẩm mỹ mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho bạn trong dài hạn.
Vì vậy, gia chủ nên ưu tiên lựa chọn vật liệu từ các nhà cung cấp uy tín, để đạt được kết quả tốt nhất cho dự án cải tạo của mình.
11. Chọn giữ nguyên cấu trúc khung nhà và đầu tư trang trí tường
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của chúng tôi, việc đầu tư làm mới lại tường nhà sẽ mang lại cho bạn một không gian sống mới mẻ mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí sửa nhà tối đa. Điều này còn đảm bảo kết cấu tổng thể không bị ảnh hưởng và cũng không làm thay đổi phong thủy của ngôi nhà.
Bạn có thể chọn cách thay đổi màu sơn trên tường hoặc sử dụng các loại vật liệu ốp để trang trí. Nếu cần làm mới lại phần tường, trần nhà, bạn có thể lựa chọn dòng tấm ốp than tre đang rất nổi tiếng trên thị trường. Chúng không những có mẫu mã đẹp và chân thực mà còn cấu tạo từ than tre thiên nhiên, hỗ trợ thanh lọc không khí. Việc đầu tư chỉn chu ngay từ khi bắt đầu sẽ mang lại an toàn lâu dài cho cả gia đình.
12. Nên tận dụng nền nhà cũ còn tốt
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của chúng tôi, nếu sàn nhà hiện tại vẫn còn sử dụng được, không bị trầy xước hay thay đổi màu sắc. Bạn chỉ cần đánh bóng hoặc lát lại sàn trên nền cũ, điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể mà còn đảm bảo tiến độ thi công nhanh hơn.

13. Giữ nguyên các bức tường chịu lực chính của nhà
Dù lựa chọn phương án thay đổi kết cấu cho ngôi nhà, bạn cũng nên hạn chế việc phá dỡ hay di chuyển các bức tường chịu lực, các bức tường xi măng cốt thép. Bởi nó là hệ thống chịu lực quan trọng của cả ngôi nhà, nếu di chuyển sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc chịu lực của sàn, cột, lầu,…. Nếu buộc phải phá dỡ, hãy tham khảo ý kiến từ các đơn vị thi công uy tín như Vaidecor để tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra.
14. Tránh tháo dỡ khung cửa sổ trên tường chịu lực
Khung cửa sổ ở khu vực tường chịu lực đã được tích hợp chặt chẽ vào cấu trúc của tường nhằm giúp hỗ trợ và phân phối tải trọng cho hệ thống chịu lực của ngôi nhà. Vì vậy nếu bạn tự ý tháo dỡ khung cửa sổ này có thể gây ảnh hưởng đến tính ổn định.
Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ của chúng tôi, bạn cần phải tham khảo ý kiến của kiến trúc sư nếu thao dỡ cửa sổ này. Và phải đảm bảo rằng có biện pháp thi công phù hợp.
15. Có thể bố trí thêm cây xanh, hoa, bình phong để trang trí
Sự có mặt của cây xanh không chỉ có công dụng ở mặt trang trí nội thất. Ngoài việc mang đến sự tươi tắn, chúng còn góp phần cân bằng lại các vấn đề phong thủy. Chẳng hạn như bạn có thể đặt các chậu cây xanh để hóa giải các góc nhọn trong nhà để khí xấu. Hoặc sử dụng các vật liệu tự nhiên khác như gỗ, đá, tre để sẽ tạo cảm giác thiên nhiên và cân bằng năng lượng trong nhà.
Để mang không gian xanh đến cho nhà sau cải tạo, bạn có thể lựa chọn một số cách như:
- Trồng các loại cây xanh đặt ở khu vực mặt tiền như ban công, cửa chính.
- Tận dụng sân vườn để trồng các loại cây ăn trái, vườn rau xanh,….
- Trong không gian nội thất, bạn có thể đặt các chậu cây trên bệ cửa sổ, bàn làm việc, chân cầu thang, kệ sách….
- Tận dụng sân thượng để đặt bàn trà và trồng cây xanh để tạo một không gian thư giản cho gia đình.

16. Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ theo loại hình
16.1. Kinh nghiệm cải tạo nhà phố cũ
Đặc trưng của các loại nhà phố thường có diện tích hẹp, có chiều sâu và thường có nhiều tầng với diện tích mặt tiền hẹp. Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ cho nhiều dự án, các vấn đề Vadecor thường thấy ở các loại nhà phố chính là không chỉ gặp vấn đề về hệ thống điện nước, kết cấu. Mà tổng thể nhà phố cũ còn bị thiếu ánh sáng tự nhiên, thiếu hệ thống thông gió, không gian chật chội và bố trí nội thất không hợp lý.
Một số kinh nghiệm cải tạo dành riêng cho loại hình nhà phố cũ:
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Bạn có thể mở thêm cửa sổ các tầng, sử dụng kính trong suốt hoặc xây giếng trời để tăng cường ánh sáng và lưu thông không khí.
- Tối ưu hóa không gian: Sử dụng thiết kế mở, loại bỏ các vách ngăn không cần thiết và sử dụng hệ nội thất đa năng như giường gấp, tủ âm tường,… hoặc xây thêm gác lửng để tận dụng tối đa không gian nhà.
- Kiểm tra và gia cố kết cấu nhà: Đảm bảo phần móng, cột, dầm, tường chịu lực còn tốt, nếu không bạn cần gia cố hoặc thay thế.
- Nâng cấp hệ thống điện nước: Thay thế hệ thống đường dây điện, ống nước đã cũ để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
- Cải tạo mặt tiền: Nâng cấp mặt tiền nhà phố để tạo điểm nhấn thẩm mỹ sẽ giúp giá trị bất động sản của bạn tăng cao hơn.

16.2. Kinh nghiệm cải tạo căn hộ cũ
Các loại hình căn hộ chung cư đều có đặc điểm chung là phần diện tích cố định, hạn chế về kết cấu chung. Vì thế cải tạo căn hộ chung cư cũ đa phần là cải tạo nội thất bên trong thay vì thay đổi kết cấu. Và đặc biệt lưu ý rằng bạn cần phải tuân thủ các quy định của ban quản lý tòa nhà trước khi thực hiện cải tạo.
Một số kinh nghiệm cải tạo theo đặc trưng của căn hộ chung cư cũ:
- Tuân thủ quy định của BQL chung cư: Bạn cần xin phép xây dựng từ ban quản lý về phương án cải tạo, thời gian thi công, loại vật liệu dùng trong cải tạo, và những giới hạn cải tạo khác.
- Tối ưu hóa không gian hạn chế: Bởi không gian căn hộ khá hạn chế nên bạn có thể cân nhắc sử dụng những nội thất thông minh hoặc sắp xếp đồ đạc hợp lý để tối ưu diện tích sử dụng. Bạn cũng có thể cân nhắc phương án cải tạo phòng khách liền bếp sẽ giúp căn hộ trở nên thoáng đãng và rộng rãi hơn.
- Chú ý đến cách âm và chống thấm: Bạn nên lắp đặt vật liệu cách âm cho tường và trần nhà để giảm tiếng ồn. Trao đổi với đơn vị thi công để kiểm tra và xử lý thật kỹ vấn đề chống thấm cho trần nhà, sàn nhà để tránh rò rỉ nước, từ đó bảo vệ không gian sống lâu dài.

16.3. Kinh nghiệm cải tạo biệt thự cũ
Đặc trưng cơ bản của loại hình biệt thự là có diện tích không lớn với lối kiến trúc cổ điển độc đáo cùng không gian ngoại thất sân vườn rộng rãi. Hơn nữa những hệ thống tiện ích của một biệt thự cũng rất đa dạng và phức tạp. Theo kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tại Vaidecor, việc cải tạo biệt thự cũ sẽ có khối lượng thi công lớn với nhiều khu vực cần cải tạo khác nhau.
Một số kinh nghiệm cải tạo theo đặc trưng của biệt thự cũ:
- Giữ kiến trúc và phong cách nội thất ban đầu: Biệt thự cũ thường mang giá trị lịch sử hoặc sở hữu nét thẩm mỹ riêng biệt nhờ vào kiến trúc độc đáo. Vì vậy, giữ nguyên những chi tiết đặc trưng như cột, mái vòm, cửa sổ lớn, họa tiết trang trí, hoặc cầu thang gỗ cổ để giữ được vẻ đẹp nguyên bản của biệt thự.
- Cải tạo không gian ngoại thất ngoài trời: Không gian sân vườn, hồ bơi đều là điểm nhấn cho ngoại thất biệt thự nhưng có thể xuống cấp theo thời gian. Bạn có thể cải tạo bằng cách trồng thêm cây xây, bố trí tiểu cảnh, hoặc thêm khu vực khu BBQ cho hồ bơi chẳng hạn.
- Tối ưu hóa không gian nội thất: Những căn biệt thự cũ thường có diện tích lớn với nhiều phòng bên trong những dễ bị lãng phí nếu không được bố trí hợp lý. Bạn có thể phân chia phòng không sử dụng thành khu vực tiện ích như phòng làm việc, phòng gym, hoặc khu sinh hoạt chung.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm cải tạo nhà cũ mà chúng tôi đúc kết được sau hàng trăm dự án cho nhiều khách hàng cá nhân, chủ đầu tư kinh doanh,…. Dù bạn thực hiện phương án cải tạo như thế nào, điều quan trọng nhất vẫn là bước chuẩn bị ban đầu. Việc có một kế hoạch cụ thể cùng khoảng dự trù ngân sách trước khi cải tạo sẽ giúp bạn dễ dàng triển khai thi công và tiết kiệm nhiều thời gian hơn rất nhiều. Nếu bạn cần tư vấn các vấn đề liên quan đến cải tạo lại nhà cũ, đừng ngần ngại liên hệ với Vaidecor nhé.